Bạn đeo đồng hồ đã lâu? Vậy bạn đã biết bộ phận chân kính đồng hồ là gì chưa? Chân kính trong đồng hồ có những loại nào? Và chúng có đặc điểm ra sao? Để giải đáp những câu hỏi này, hãy cùng donghoviet.com tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.
1. Chân kính đồng hồ là gì? Jewels là gì?
Chân kính đồng hồ hay còn có tên tiếng anh là Jewel. Đây là một bộ phận không thể thiếu trong đồng hồ. Bởi lẽ, chúng có nhiều chức năng nổi bật như giảm sự ma sát, tăng tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Jewel đồng hồ được làm từ chất liệu đá quý, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp, thường xuất hiện trong các loại đồng hồ cơ, hoặc đồng hồ pin cao cấp. Đối với những dòng đồng hồ pin thông thường, các nhà sản xuất thường không gắn chân kính.
2. Đặc điểm nổi bật của chân kính đồng hồ
2.1. Chất liệu để chế tác chân kính
Chân kính thường được làm từ 4 chất liệu chính, đó là đá quý, kim cương, ruby, hoặc đá sapphire. Ngoài ra, để tăng độ bền của đồng hồ, một số nhà sản xuất còn sử dụng thêm kính xử lý tráng kim loại hoặc một số hợp kim chống ăn mòn. Những chất liệu này đều có độ cứng cao, khó mài mòn, và giảm độ ma sát khi các bộ phận hoạt động tiếp xúc với nhau. Đây cũng là tiêu chí hàng đầu để lựa chọn chất liệu chân kính đối với những thương hiệu đồng hồ cao cấp và chính hãng.
Đối với những thương hiệu đồng hồ không uy tín, hay những mẫu đồng hồ kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái,… thì những nhà sản xuất thường dùng thủy tinh pha màu để làm chân kính. Thủy tinh sẽ làm suy giảm độ bền của đồng hồ, bởi lẽ chất liệu này có độ cứng thấp, dễ bị mài mòn khi các chi tiết tiếp xúc với nhau. Vì vậy, rất quan trọng trong việc lựa chọn mua đồng hồ chính hãng và chất lượng ở những địa chỉ uy tín.
2.2. Kích thước của chân kính
Tùy vào kích thước của từng loại đồng hồ, mà kích thước chân kính sẽ được thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung chân kính được thiết kế vô cùng tinh tế và tỉ mỉ với đường kính nhỏ hơn 2mm, và dày khoảng 5mm. Tuy có kích thước nhỏ, nhưng những chi tiết chân kính lại làm đồng hồ trở nên nổi bật hơn.
2.3. Số lượng chân kính
Có nhiều nhà sản xuất lạm dụng chân kính để tăng giá trị của đồng hồ. Điều này rất lãng phí và không hợp lý về cả mặt kinh tế và thẩm mỹ. Vậy đâu là số lượng chân kính hợp lý để nhà sản xuất chế tác trên đồng hồ? Theo một số thương hiệu đồng hồ nổi tiếng, số chân kính tối đa giúp tăng hết mức độ chính xác và độ bền của đồng hồ, cụ thể như sau:
● Đồng hồ pin, mặt kim: 4 chân kính
● Đồng hồ pin với mặt hiển thị kim nhiều chức năng: 6-7 chân kính
● Đồng hồ cơ lên dây cót: 17 chân kính
● Đồng hồ cơ tự động: 21 chân kính
● Đồng hồ cơ có hai trống dự trữ năng lượng: 23 chân kính
● Đồng hồ cơ đa năng: 25-27 chân kính
● Đồng hồ cực kỳ phức tạp: có thể hơn 40 chân kính
3. Chức năng của chân kính (Jewels)
Chân kính đồng hồ có rất nhiều chức năng vượt trội. Chúng ta tiếp tục cùng nhau khám phá ngay dưới đây nhé.
3.1. Giảm đi sự ma sát
Dòng đồng hồ càng cao cấp, thì càng có nhiều chi tiết. Thông thường, một chiếc đồng hồ cơ có 200 chi tiết khác nhau. Trong quá trình hoạt động, các chi tiết này chuyển động liên tục, vì vậy, không thể tránh khỏi việc chúng ma sát vào nhau. Để giảm độ ma sát giữa các chi tiết, nhà sản xuất thường đặt các chân kính ở những vị trí tiếp xúc của các bộ phận. Điều này giúp cho đồng hồ giữ được độ bền và tăng tuổi thọ.
3.2. Tăng độ chính xác cho đồng hồ
Đồng hồ dùng để xem thời gian, vì vậy, độ chính xác luôn là mối quan tâm đầu tiên. Chân kính được làm từ chất liệu đá quý cứng và bền, vì vậy, độ mài mòn thấp giúp cho đồng hồ vận hành tốt, ổn định, tăng độ chính xác khi hoạt động.
3.3. Tăng tính thẩm mỹ và giá trị của đồng hồ
Như đã giới thiệu ở trên, chất liệu làm nên những chân kính đồng hồ là đá quý hoặc kim cương. Những viên đá quý nhiều màu sắc toát lên vẻ tinh tế, bắt mắt sẽ tôn lên vẻ đẹp thẩm mỹ của chiếc đồng hồ. Ngoài ra, với những chất liệu quý giá và đắt đỏ này, đồng hồ càng có giá trị, sang trọng và xa xỉ hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Đồng hồ Quartz là gì? Mọi thứ cần biết trước khi mua đồng hồ Thạch Anh
- Máy Swiss Quartz là gì? Nguồn gốc của đồng hồ Thạch Anh Thụy Sĩ
- Cách vệ sinh dây da đồng hồ sạch khử mùi hiệu quả
- Nên đeo đồng hồ tay nào? Tay trái hay tay phải? có ý nghĩa gì?
- Cách chỉnh kim Chronograph bị lệch sao cho đúng
4. Tổng hợp các loại chân kính đồng hồ
Chân kính đồng hồ rất đa dạng và nhiều kiểu dáng, màu mắc. Mỗi loại chân kính sẽ phù hợp với dòng đồng hồ riêng. Dưới đây là một số loại chân kính phổ biến hiện nay:
- Chân kính tròn có lỗ xuyên tâm (Hole Jewels): Loại chân kính này có hình tròn, dẹt, được khoan lỗ ở giữa. Kích thước lỗ khoan phù hợp với kích thước trục. Chân kính này thường được gắn với các trục bán răng không yêu cầu cao về sai số hoặc độ chịu lực tác động từ các phương vuông góc với trục quay.
- Chân kính tròn không có lỗ xuyên tâm (Cap Jewels): Chân kính có hình tròn, dẹt, ở giữa không khoan lỗ. Có vận tốc quay lớn và yêu cầu cao về độ sai số, phải chịu lực tác động từ các phương vuông góc với trục quay.
- Chân kính dạng con lăn (Roller Jewels): Jewels này có hình dạng hình trụ, chỉ được gắn trên điểm bị tác động va đập kiểu trượt theo chiều ngang.
- Chân kính bảo vệ sốc (Shock Protection Jewels): Chân kính này không có hình dạng cụ thể giúp ngăn không cho làm vỡ chân kính khi đồng hồ bị va đập mạnh.
Trên đây là những thông tin về jewels trong đồng hồ là gì? Hy vọng các bạn có thêm nhiều kiến thức về đồng hồ. Chúc các bạn lựa chọn được những đồng hồ đẹp nhất và tốt nhất.