Kính khoáng và kính Sapphire là những chất liệu thường được sử dụng trong sản xuất mặt kính đồng hồ. Vậy giữa hai loại kính này, đâu mới là chất liệu tốt hơn cho lựa chọn của người dùng. Hãy cùng Đồng hồ Việt so sánh kính khoáng và kính Sapphire để tìm câu trả lời ngay sau đây bạn nhé!
Tìm hiểu đồng hồ kính khoáng và kính Sapphire
Trước khi đi sâu vào so sánh ưu, nhược điểm của kính khoáng và kính Sapphire, cùng tìm hiểu sơ qua về đặc điểm của mỗi loại kính.
XEM THÊM: cách chỉnh kim chronograph bị lệch
Đặc điểm đồng hồ kính khoáng
Kính khoáng là chất liệu vô cùng phổ biến, được tạo thành từ những chất khoáng vô cơ và xuất hiện rất nhiều trong các chế tác đồng hồ. Xét về độ cứng theo thang đo Mohs, kính khoáng có độ cứng rơi vào khoảng 6 – 7.5, kém hơn so với chất liệu kính Sapphire. Tuy nhiên hầu hết các đồng hồ kính khoáng hiện nay đều sử dụng kính khoáng cường lực, được nung ở nhiệt độ cao giúp mặt kính đồng hồ có độ cứng tốt hơn, tăng khả năng chống va đập và trầy xước lên mức cao hơn.
Đặc điểm đồng hồ kính Sapphire
Tinh thể sapphire thực ra là một loại nhôm oxit nguyên chất đã trải qua quá trình kết tinh. Để tạo ra tinh thể sapphire, oxit nhôm nguyên chất được nung nóng, kết tinh và sau đó được cắt thành nhiều mảnh nhỏ. Những mảnh này thường được sử dụng làm lớp vỏ bảo vệ trên mặt đồng hồ. Đồng hồ sapphire là loại kính đồng hồ cao cấp và được nhiều người ưa chuộng bởi khả năng chống trầy xước tốt, đẹp mắt và bền bỉ.
Kính Sapphire được chia thành 3 loại chính:
- Sapphire tráng mỏng: Đúng như tên gọi, mặt kính sapphire này được tráng một lớp khá mỏng, rất dễ bị trầy xước, hao mòn và dễ vỡ. Kính sapphire tráng mỏng thường được sử dụng cho các đồng hồ có giá thành thấp vì có chi phí tiết kiệm.
- Sapphire tráng dày: Có lớp tráng dày hơn, do đó có thể chống trầy xước tốt hơn kính sapphire tráng mỏng và thời gian sử dụng lâu hơn.
- Sapphire nguyên khối: Là loại kính Sapphire được ưa chuộng nhất bởi chất lượng tốt. Nó được sử dụng để tạo nên những chiếc đồng hồ cao cấp, đắt giá với độ sắc nét và bền bỉ cao.
NÊN ĐỌC: cách đo size đồng hồ
Cách phân biệt đồng hồ kính khoáng và kính Sapphire
Có nhiều cách để phân biệt đâu là đồng hồ kính khoáng và kính Sapphire. Bạn có thể dựa vào màu sắc, độ cứng, hoặc nhỏ nước lên mặt kính để nhận biết một cách dễ dàng.
Quan sát màu sắc mặt kính
Mặt kính Sapphire và kính khoáng thường có sự khác biệt khá rõ ràng về màu sắc. Kính khoáng thường có màu xanh dương, trong khi đó kính Sapphire có màu hồng hoặc trắng sữa, bề mặt kính trơn láng, có độ bóng và sắc nét cao.
Nhỏ nước lên bề mặt kính
Nhỏ nước lên bề mặt kính là một cách phổ biến để phân biệt kính khoáng và kính Sapphire. Thử nhỏ một giọt nước, cầm nghiêng bề mặt kính và quan sát giọt nước di chuyển. Nếu là kính Sapphire, giọt nước khi nghiêng sẽ giữ nguyên hình dạng lúc ban đầu. Còn đối với mặt kính khoáng, giọt nước sẽ bị loang ra và tan đều ra các hướng.
NÊN ĐỌC: tặng đồng hồ có ý nghĩa gì
Dùng công cụ chuyên nghiệp đo độ cứng mặt kính
Bạn cũng có thể kiểm tra độ cứng mặt kính bằng dụng cụ đo để nhận định đó là loại kính nào. Kính Sapphire sẽ có độ cứng gần như tuyệt đối, chỉ đứng sau kim cương. Còn kính khoáng thường có độ cứng kém hơn, nằm ở khoảng 6- 7.5 theo thang đo Mohs.
So sánh đồng hồ kính khoáng và kính Sapphire? Nên dùng loại kính nào thì tốt hơn?
Để biết giữa hai loại kính này, chúng ta nên chọn đồng hồ có mặt kính nào, hãy cùng so sánh đồng hồ kính khoáng và kính Sapphire qua 4 khía cạnh về độ trong suốt, độ cứng, khả năng chống xước và giá cả của từng loại.
So sánh đồng hồ kính khoáng và kính Sapphire
Khía cạnh | Kính Sapphire | Kính khoáng |
Độ trong suốt | – Có độ trong suốt cao- Bị lóa dưới ánh sáng mặt trời | – Độ trong suốt thấp hơn- Không bị lóa dưới ánh sáng mặt trời |
Khả năng chống trầy xước | – Có khả năng chống xước gần như tuyệt đối.- Không thể đánh bóng khi mặt kính bị xước, cần phải thay mới hoàn toàn. | – Khả năng chống trầy xước thấp hơn.- Dễ dàng đánh bóng mặt kính khi chẳng may mặt kính bị trầy. |
Độ cứng | – Có độ cứng cao, ở thang điểm 9, chỉ đứng sau kim cương. Tuy nhiên, nếu tráng lớp Sapphire mỏng, mặt kính sẽ rất dễ vỡ và trầy xước. | – Theo thang đo Mohs, độ cứng ở mức 6-7.5, kém hơn kính Sapphire. Tuy nhiên mặt kính khoáng thường được tráng lớp dày nên chịu được lực tốt hơn. |
Giá thành | – Cao hơn và việc thay mặt kính đòi hỏi tốn kém chi phí hơn. | – Nguyên liệu phổ biến, do đó kính khoáng có giá thành thấp hơn. Chi phí sửa chữa mặt kính cũng ít tốn kém so với kính Sapphire. |
ĐỌC THÊM: thuật ngữ cosc trên đồng hồ là gì
Nên dùng loại kính nào thì tốt hơn?
Dựa vào bảng so sánh kính khoáng và kính Sapphire chắc hẳn bạn đã tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi: Nên chọn loại kính nào thì tốt hơn? Nếu bạn yêu thích một chiếc đồng hồ được chế tác tinh xảo, mặt kính sáng bóng, trơn láng, cao cấp, chất lượng, bạn nên cân nhắc những chiếc đồng hồ mặt kính Sapphire. Trong trường hợp, bạn chỉ cầnđồng hồ phục vụ nhu cầu thời gian, giá thành phải chăng thì đồng hồ mặt kính khoáng sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Lời kết
Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết nhất liên quan đến kính khoáng và kính Sapphire. Mỗi loại mặt kính đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Hy vọng với bài viết mà Đồng hồ Việt chia sẻ, bạn có thể phân biệt tốt hơn và chọn ra được một chiếc đồng hồ yêu thích, phù hợp với nhu cầu của bản thân.